Đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào?

Tốc độ của đô thị hóa được xem là một yếu tố tất yếu đối với nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Quá trình đô thị hóa này xảy ra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào điều kiện phát triển về kinh tế của mỗi khu vực. Song song đó, làn sóng đô thị hóa nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ sẽ mang đến những hệ lụy không mong muốn đối với môi trường và tài nguyên, khoáng sản của chúng ta. Trong bài viết này, hãy cùng KDT Vạn Phúc tìm hiểu về việc đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường như thế nào nhé !

Đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào?
Đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào?

Đô thị hoá ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Các vấn đề xảy ra khi đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường bao gồm như chất lượng của môi trường bị suy giảm và những vấn đề tiêu cực xã hội được trình bày sau đây. 

Chất lượng môi trường suy giảm

Dân số ngày càng tăng nhanh gây ra sự quá tải đối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị (như thoát nước, cấp nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác, giao thông) làm cho chất lượng môi trường bị suy giảm. Những biểu hiện như sau:

  • Gia tăng sự ô nhiễm không khí bởi bụi, khí thải, tiếng ồn của giao thông, của sản xuất công nghiệp và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng,…
  • Gia tăng ô nhiễm về nguồn nước, các mạch nước ngầm do nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
  • Bùng nổ các loại chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt, gây ra sự bất cập trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải rắn. Dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, lan truyền dịch bệnh.
  • Sử dụng đất đai một cách bất hợp lý, diện tích cây xanh, rừng tự nhiên bị thu hẹp nhằm phục vụ cho đất ở, cho cơ sở hạ tầng..
Chất lượng môi trường suy giảm
Chất lượng môi trường suy giảm

Các vấn đề xã hội tiêu cực

  • Các khu ổ chuột gia tăng và nhà ở thiếu trầm trọng: sự di cư một cách ồ ạt vào các đô thị gây ra sự gia tăng của những khu ổ chuột và xóm lều. Trong thông điệp nhân của Diễn đàn đô thị thế giới năm 2008 thì TTK Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã cảnh báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 2 tỷ người dân sẽ sống tại những nhà tạm và khu khu ổ chuột.
  • Tỷ lệ người nghèo gia tăng: Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh thì tỷ lệ nghèo ở đô thị cũng càng tăng cao. Năm 1980, ước tính có đến hơn 40 triệu hộ gia đình nghèo ở đô thị so với 80 triệu hộ gia đình ở nông thôn. Năm 2000 những hộ nghèo ở đô thị đã tăng lên đến 72 triệu hộ (chiếm tỉ lệ 76%), trong khi đó số hộ gia đình nghèo ở nông thôn lại giảm xuống chỉ còn 56 triệu hộ ( giảm còn 29%).
  • Sự lan tràn các dịch bệnh – vì thiếu nguồn nước sạch; điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém
  • Các tệ nạn xã hội, hiếp dâm, ma túy, cướp giật,….

Tệ nạn xã hội và sự nghèo đói làm cho chất lượng môi trường suy giảm. Cho nên độ thị hóa ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều về chất lượng môi trường. 

Các vấn đề xã hội tiêu cực
Các vấn đề xã hội tiêu cực

Giải pháp cho quá trình đô thị hoá

Quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá cho đô thị đã tạo ra nhiều tác động tích cực cho đô thị về mặt kinh tế xã hội, dân trí và khoa học- kỹ thuật, giúp nâng cao đời sống cho người dân. Song bên cạnh đó quá trình này cũng đã tạo ra một số tác động tiêu cực liên quan đến môi trường. Giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường này chính là hình thành nhiều đô thị sinh thái và khu công nghiệp sinh thái. 

Đô thị bền vững/ sinh thái

Có khá nhiều cách định nghĩa khác nhau đối với đô thị bền vững hay đô thị sinh thái. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là “Đô thị sinh thái là đô thị có thể đảm bảo được sự cân bằng về thiên nhiên. 

Theo các chuyên gia thì có 4 nguyên tắc chính để hình thành một đô thị sinh thái:

  • Hạn chế tối đa việc xâm phạm đến môi trường tự nhiên. 
  • Đa dạng hóa về việc sử dụng đất, các chức năng đô thị và những hoạt động khác của con người.
  • Cố giữ cho hệ thống của đô thị luôn tự cân bằng và khép kín trong điều kiện có thể. 
  • Cân bằng cho sự phát triển về các tiềm năng của môi trường và dân số đô thị theo cách tối ưu nhất. 

Một số các yêu cầu cho một đô thị sinh thái:

  • Mật độ cây xanh cao, bình quân đầu người khoảng 12 – 15m2, có hệ thống rừng phòng hộ thiết kế bao quanh thành phố hoặc có thể trồng vào các hướng gió chính.
  • Tập trung tạo và bảo tồn đa dạng về sinh học nhằm giữ cân bằng hệ sinh thái.
  • Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất và cho sinh hoạt (150 – 200 lít/người/ngày).
  • Chỉ được thải nước thải vào môi trường khi đã qua xử lý và đảm bảo mức độ an toàn, không gây ngập lụt trong đô thị. 
  • Hệ thống giao thông cần đảm bảo mật độ đường trên số dân và tiêu chuẩn đường, nên để khoảng 30% diện tích dành cho giao thông; những phương tiện giao thông không xả khí thải quá mức cho phép và không gây tiếng ồn.
  • Bảo vệ cho môi trường đất không bị thoái hóa và ô nhiễm; sử dụng các quỹ đất hợp lý để vừa có đất phục vụ cho khu công viên, dân cư mà vừa có đất dành cho rừng phòng hộ.
  • Đảm bảo mật độ dân số luôn phù hợp với năng lực tải của đô thị.
  • Cân đối diện tích mặt nước (ao, hồ,…) và đủ với diện tích dân số của thành phố để tạo các cảnh quan môi trường và tạo khí hậu mát mẻ.
  • Có bãi rác hợp vệ sinh và các công nghệ xử lý rác khoa học; có nhà vệ sinh công cộng đảm bảo cho vệ sinh môi trường luôn mỹ quan, tiện lợi.
Đô thị bền vững/sinh thái
Đô thị bền vững/sinh thái

Công nghiệp sinh thái

Dựa vào các đặc điểm của các hệ sinh thái tự nhiên thì chất thải của sinh vật này lại trở thành nguồn thức ăn cho một sinh vật khác.

Khu công nghiệp sinh thái có những đặc trưng:

  • Hệ thống sản xuất có tính chất tuần hoàn: sản phẩm của một quy trình sản xuất này trở thành đầu nhằm giảm thiểu tối đa về chất thải, giảm thiểu việc vận chuyển hàng hóa;
  • Hàng hóa sản phẩm được thiết kế để có thể tái chế và tái sử dụng.
  • Hiệu quả sử dụng năng lượng cao và nước, sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo,…
  • Những hệ thống xử lý môi trường: rác thải – nước thải được xử lý tập trung. 
Công nghiệp sinh thái
Công nghiệp sinh thái

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã biết rõ được những ảnh hưởng mà đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường như thế nào rồi. Hy vọng những thông tin mà KDT Vạn Phúc chia sẻ sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về độ thị hóa cũng như các ảnh hưởng của đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tìm một bất động sản tại khu vực TPHCM thì hãy liên hệ ngay cho Phú Hưng Land để được hỗ trợ tư vấn tận tình và chuyên nghiệp nhé !