Shophouse có ở được không? Thông tin nên biết khi đầu tư shophouse

Shophouse hay còn được biết đến là bất động sản nhà phố thương mại. được sử dụng với mục đích kinh doanh, dịch vụ. Shophouse ngày càng được các nhà đầu tư tìm hiểu và săn đón. Tuy nhiên, vẫn có một câu hỏi đặt ra là “Shophouse có ở được không?”. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về câu hỏi “Shophouse có dùng để ở được không?” và những điều cần biết khi đầu tư loại hình shophouse này. 

Shophouse có được ở không? Thông tin nên biết khi đầu tư shophouse
Shophouse có được ở không? Thông tin nên biết khi đầu tư shophouse

Shophouse có được ở không?

Shophouse là một loại hình sản phẩm nhà ở kết hợp cả vừa để ở và vừa để kinh doanh thương mại. Shophouse là loại hình vô cùng phổ biến tại những đất nước phát triển. Tuy nhiên loại hình này chỉ mới thực sự trở nên nở rộ ở Việt Nam nhiều năm trở lại đây. Shophouse được phát triển, hình thành tập trung ở những thành phố lớn có nền kinh tế xã hội vượt bậc, phát triển sôi động như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,….

Vậy Shophouse có được ở không? Như đã trình bày ở trên thì shophouse có 2 loại và mỗi loại đều có đặc điểm thiết kế riêng biệt và giá trị riêng.

Shophouse khối đế

Đây là shophouse nằm ở chân đế của các dự án, tòa nhà chung cư cao tầng. Shophouse khối đế kết hợp giữa các căn hộ cao tầng để ở và các căn hộ có chức năng thương mại, dịch vụ, kinh doanh. Những căn shophouse trong dự án thường được thiết kế ở những tầng phía dưới, gần với mặt đất. Nhằm thiết kế các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh như cửa hàng thời trang, quán cafe, nhà hàng, quán ăn, sức khỏe, cửa hàng trưng bày, ngân hàng,…

Số lượng căn hộ thương mại, dịch vụ trong dự án chung cư thì vô cùng khan hiếm, chúng chỉ chiếm số ít trong tổng số lượng căn hộ của tòa nhà. Shophouse khối đế được sử dụng với mục đích thương mại dịch vụ, kinh doanh. Loại hình này không được công nhận để ở lâu dài, không thể đăng ký thường trú, tạm trú cho loại hình này này. Chính vì vậy, khi hỏi rằng “Shophouse có ở được không ?” thì  câu trả lời là không được ở đối với loại hình này.

Shophouse liền kề 

là loại hình nhà ở được triển khai xây dựng theo quy hoạch của các khu vực thương mại dịch vụ, các trục đường phố. Shophouse liền kề cũng là loại hình sản phẩm căn hộ được kết hợp của cả cửa hàng thương mại, dịch vụ và cả nhà ở. Shophouse liền kề thường sẽ là các căn nhà tách biệt nằm trong một dãy shophouse với lối thiết kế giống nhau.

Tầng trệt dưới mặt đất sẽ được thiết kế cho mục đích kinh doanh, từ tầng 2 trở lên sẽ được thiết kế để phục vụ cho việc ở và sinh hoạt. Và câu trả lời cho câu hỏi “Shophouse có được ở không?” là được ở cho loại hình này.

Shophouse có được ở không?
Shophouse có được ở không?

Quy định về thời hạn sử dụng của shophouse

Căn cứ theo quy định trong khoản 3 thuộc điều 126 của Luật Đất Đai năm 2013 và quy định trong Điều 43 của Luật Đầu Tư năm 2014 thì đối với những công trình dự án được xây dựng với mục đích đầu tư về nhà ở kinh doanh thương mại dịch vụ kết hợp thường sẽ có thời hạn sở hữu là 50 năm. 

Đối với loại hình sản phẩm shophouse liền kề thì về thời hạn sử dụng thường sẽ là sở hữu lâu dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp thời hạn sử dụng chỉ được 50 năm. Trước khi lựa chọn mua shophouse thì nhà đầu tư cần làm rõ mục đích mua kinh doanh, kế hoạch để kinh doanh và tìm hiểu kỹ thông tin của dự án mình muốn mua. 

Quy định về thời hạn sử dụng của shophouse
Quy định về thời hạn sử dụng của shophouse

Đối tượng nào nên đầu tư Shophouse?

Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “shophouse có ở được không?” thì tiếp theo chúng ta tìm hiểu về các đối tượng nên đầu tư vào shophouse.

Shophouse thương mại luôn là loại hình có khả năng tăng trưởng, sinh lời cao cho nên dễ thu hút sự đầu tư của rất nhiều khách hàng. Trong đó, tiêu biểu nhất về khách hàng là những nhóm đối tượng sau:

  • Các cá nhân, doanh nghiệp có khoản tài chính ổn định, vững chắc, muốn đầu tư shophouse thương mại với mục đích cho thuê kinh doanh, văn phòng… để thu về tiền thuê hàng tháng.
  • Các cá nhân, gia đình muốn sở hữu cho mình một căn nhà vừa để ở và có diện tích cho thuê lại với mức giá cao hơn.
  • Những nhà đầu tư đa kênh, đa mảng bên cạnh một số các kênh như ngoại tệ, vàng, chứng khoán, tiền gửi tiết kiệm…có thể cân nhắc đầu tư vào loại hình shophouse với cơ hội sinh lời cao.
  • Những Chủ doanh nghiệp cần có mặt bằng với vị trí thuận lợi, có dân cư đông đúc để có thể kinh doanh dịch vụ giải trí, làm đẹp, cafe, fastfood,…
  • Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài cần một mặt bằng với vị trí đẹp để làm văn phòng đại diện.
  • Những cá nhân, gia đình cần nơi có thể vừa mở cửa hàng kinh doanh mà vừa có thể ở.
  • Phụ huynh muốn có nhà ở để dành cho con cái.
Đối tượng nào nên đầu tư Shophouse?
Đối tượng nào nên đầu tư Shophouse?

Lưu ý khi đầu tư vào shophouse

  • Cân nhắc mục đích mua: Khi lựa chọn mua shophouse bạn cần phải xác định rõ mục đích mua để làm gì như: để ở, kinh doanh, cho thuê,…từ đó lựa chọn được loại hình hợp
  • Vị trí của shophouse: Bạn cần chọn các shophouse của các dự án có vị trí đẹp, trong khu dân cư đông đúc và thuận lợi cho việc kinh doanh
  • Giá của shophouse: Cân nhắc về mức giá để xem có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không, điều này sẽ giúp bạn ổn định tài chính khi mua. Bên cạnh đó cân nhắc xem giá này đã phù hợp tại khu vực này không. 
  • Tiềm năng tăng giá: Cân nhắc lựa chọn khu vực có tiềm năng tăng giá tốt, cơ sở hạ tầng phát triển, khu dân đông đúc và nhu cầu sử dụng thương mại dịch vụ cao. 

Một số lưu ý khác: 

  • Thời hạn bàn giao của Shophouse
  • Chi phí quản lý vận hành của shophouse khi đưa vào kinh doanh.
  • Vật liệu và các điều kiện bàn giao chi tiết về Shophouse.
  • Quy định và những điều khoản các ngành được phép và không được phép kinh doanh tại shophouse đó.
  • Đơn vị quản lý vận hành shophouse
Lưu ý khi đầu tư vào shophouse
Lưu ý khi đầu tư vào shophouse

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ được khái niệm shophouse là gì và có cho mình câu trả lời về vấn đề shophouse có ở được không rồi. Hy vọng các thông tin mà KDT Vạn Phúc chia sẻ trên bài viết sẽ giúp cho bạn chọn lựa được loại hình shophouse ưng ý.

Đánh giá